QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
QUY TRÌNH
1.1  Giải thích từ ngữ:

            Các từ ngữ sử dụng trong hướng dẫn này được hiểu như sau:

1.   Ph­ương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

        2. Đường thuỷ nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
        3. Tàu cá là phương tiện chuyên dùng để khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

        4. Phương tiện có động cơ là phương tiện di chuyển bằng sức đẩy của động cơ lắp trên phương tiện.

        5. Tàu thuyền thể thao vui chơi giải trí là phương tiện chuyên dùng để tập luyện, thi đấu thể thao hoặc vui chơi, giải trí.

        6. Sức chở người của phương tiện là số lượng người tối đa được phép chở trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới một tuổi.

 

1. 

2. 

3. 

4. 

5. 

 

1.2   Mô tả quy trình

  a) Các bước cá nhân, tổ chức phải thực hiện:

- Bước 1: Đăng ký bằng văn bản, qua điện thoại, fax hoặc đề nghị trực tiếp với bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về thời gian, địa điểm kiểm tra phương tiện.

- Bước 2: Chuẩn bị Phương tiện, hồ sơ kỹ thuật của phương tiện đã được đăng kiểm duyệt hoặc mẫu định hình, mẫu phương tiện dân gian đã được Đăng kiểm Việt Nam công nhận (nếu có) hoặc hồ sơ kỹ thuật lập trên cơ sở phương tiện hiện có để trình cho Đăng kiểm xem xét kiểm tra, xét duyệt.

- Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của trung tâm đăng kiểm


      b) Các bước thực hiện của trung tâm:

- Bước 1: Trung tâm tiếp nhận thông tin đăng ký kiểm tra đăng kiểm từ chủ phương tiện.

- Bước 2: Bố trí cán bộ trực tiếp kiểm tra phương tiện, thẩm tra hồ sơ và thực hiện giải quyết thủ tục.

- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả lại kết quả cho cá nhân, tổ chức.

 

1.3  . Kiểm  định phương tiện

1.3.1        Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện

          1.Phê duyệt các hồ sơ thiết kế có liên quan đến việc đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện và các trang thiết bị lắp đặt trên ph­ương tiện.

2.Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu và trong quá trình hoạt động.

3.Đo đạc xác định trọng tải toàn phần, mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.

 

1.3.2        Cơ sở đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện

Việc phê duyệt hồ sơ thiết kế, kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện phải đ­ược tiến hành theo quy định của các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành nêu tại Phụ lục Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT; Thông tư 34/2011/TT-BGTVT ngày 26/04/2011và các quy định về nghiệp vụ đăng kiểm.

 

1.3.3        Nguyên tắc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa

1.Phương tiện phải đ­ược kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa tr­ước khi đăng ký hành chính.

2.Ph­ương tiện đã đăng ký hành chính có thể được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào có thẩm quyền phụ trách khu vực phương tiện neo đậu.

3.Phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi ở khu vực nào thì phải được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa tại đơn vị đăng kiểm có thẩm quyền phụ trách khu vực đó.

4.Các đơn vị đăng kiểm chỉ đ­ược kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa phù hợp với thẩm quyền và trong khu vực được giao.

 

1.3.4        Các loại hình kiểm tra phương tiện

1.  Việc kiểm tra phương tiện bao gồm các loại hình kiểm tra sau:

a)    Kiểm tra lần đầu được thực hiện đối với phương tiện khi đóng mới, phương tiện nhập khẩu, phương tiện xin đăng ký hành chính.

b)  Kiểm tra định kỳ được thực hiện để tổng kiểm tra trạng thái kỹ thuật phương tiện.

c)  Kiểm tra hàng năm được thực hiện khi tàu vào bảo dưỡng hàng năm.

d)  Kiểm tra trên đà để đánh giá trạng thái kỹ thuật phần chìm dưới mớn nước của phương tiện.

e)  Kiểm tra trung gian được thực hiện đối với tàu chở xô hoá chất nguy hiểm và tàu chở xô khí hoá lỏng, tàu khách cao tốc để đánh giá chung trạng thái kỹ thuật phương tiện.

f)    Kiểm tra bất thường theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo quy định.

2. Nội dung kiểm tra và thời hạn giữa 2 lần kiểm tra định kỳ, hàng năm, trung gian và trên đà được thực hiện theo quy định tại các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành tuỳ thuộc loại phương tiện.

 

1.3.5        Hồ sơ đăng kiểm cấp cho ph­ương tiện

  1. Ph­ương tiện sau khi đ­ược kiểm tra có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ đ­ược cấp các hồ sơ sau; (tùy theo loại hình kiểm tra, “lần đầu, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường” mà phương tiện được lập, cấp)

a)     Hồ sơ đăng ký kỹ thuật, (lần đầu, hoán cải, thay đổi thông tin dân sự).

b)    Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ph­ương tiện thủy nội địa; Tem kiểm định;

c)     Các loại biên bản kiểm tra kỹ thuật, báo cáo kiểm tra kỹ thuật (tùy theo loại hình kiểm tra);

 

1.3.6         Cơ quan thực hiện kiểm định phương tiện

Đơn vị đăng kiểm thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa cho các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm và vịnh do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trực tiếp quản lý, bao gồm:

a)     Các ph­ương tiện có sức chở người d­ưới 50 người;

b)     Các ph­ương tiện không động cơ có trọng tải toàn phần d­ưới 200 tấn;

c)     Các ph­ương tiện có động cơ có tổng công suất dư­ới 135 mã lực;

d)     Các ph­ương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, tàu cuốc, tàu hút ... có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10m.

Đơn vị đăng kiểm chịu sự quản lý, kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Cục Đăng kiểm Việt Nam về công tác kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện.